Khu tái định cư, đất tái định cư là gì? Các quy định về sử dụng đất

Khu tái định cư, đất tái định cư là thuật ngữ không còn xa lạ đối với tất cả mọi người nhất là những người dân sinh sống trong khu quy hoạch, thu hồi đất. Để hiểu thêm những thông tin chi tiết về khái niệm đất tái định cư là gì, các quy định về việc sử dụng đất quý bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung chi tiết dưới đây.

Đất tái định cư là gì?

Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất để ổn định cuộc sống. Chính vì thế, xét về mặt pháp lý, đất tái định cư là đất thổ cư, phần đất có đủ sở hữu, được cấp cho chủ sở hữu mới. Các quy định đầu tiên về đất tái định cư được ban hành trong bộ Luật Đất đai năm 2013.

Đất tái định cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ sở hữu có quyền sử dụng hợp pháp giống như các loại đất thông thường khác. Hiểu một cách đơn giản nhất, đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường cho những người bị thu hồi đất.

đất tái định cư là gì

Đất tái định cư là gì

Khu tái định cư là gì?

Khu tái định cư là phần đất được sử dụng để xây dựng lên các tòa chung cư, nhà ở chung cư dành cho các hộ dân nằm trong diện đất ở bị thu hồi và được hỗ trợ của Nhà nước. Diện tích của khu tái định cư lớn, có thể lên đến hàng nghìn ha, khu tái định cư có thể được xây dựng trong khu vực nội thành hoặc ngoại thành tại các thành phố lớn.

Tìm hiểu thêm:

Chung cư tái định cư là gì?

Chung cư tái định cư là các tòa nhà cao tầng được nhà nước hoặc tổ chức nào đó xây dựng để bồi thường phần đất đã thu hồi trước đó của người dân. Không phải bộ gia đình, cá nhân nào cũng được cấp căn hộ trong chung cư tái định cư, chỉ có những trường hợp được quy định bởi các văn bản pháp luật. Nếu như bạn không có nhu cầu mua nhà trong tại các chung cư tái định cư thì có thể bán lại cho người khác có nhu cầu.

Nhà ở tái định cư là gì?

Nhà ở tái định cư là gì?

Nhà ở tái định cư là gì?

Nhà ở tái định cư là nhà được xây sẵn, bố trí cho các cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện tái định cư khi Nhà nước giải tỏa hay thu hồi đất theo quy định. Nói cách khác, nhà tái định cư là nhà do Nhà nước hoặc một chủ đầu tư xây dựng lên, sau đó bàn giao lại cho Nhà nước với mục đích chính là phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng.

Các trường hợp nào được cấp đất tái định cư?

Các trường hợp được cấp đất tái định cư được quy định rõ tại điều Điều 6, Nghị định 47/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Trường hợp 1

Là các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam gắn với quyền sử dụng đất nhưng bị nhà nước thu hồi mà vẫn có sở độ thì sẽ được bồi thường bằng đất tái định cư với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Bị thu hồi hết đất ở
  • Diện tích đất thổ cư còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Không còn nhà ở, đất ở trên địa bàn xã, phường, thị trấn bị thu hồi đất

Trong trường hợp các cá nhân, hộ gia đình người Việt định cư nước ngoài và không có nhu cầu bồi thường bằng nhà hoặc đất ở tái định cư thì Nhà nước sẽ bồi thường bằng tiền mặt.

Trường hợp 2

Nhiều hộ gia đình cùng sở hữu, có chung quyền sử dụng với 1 thửa đất thuộc khu đất bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân sẽ căn cứ vào quy đất nhà ở, đất tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương để quyết định cấp mức đất ở, nhà tái định cư cho từng hộ gia đình.

Trường hợp 3

Hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn sẽ phải di chuyển nhưng không có chỗ ở nào khác thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất nằm trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư.

Hộ dân nằm trong các hành lang an toàn xây dựng các dự án công công

Hộ dân nằm trong các hành lang an toàn xây dựng các dự án công công

Trường hợp 4

Cá nhân, hộ gia đình được hỗ trợ dưới hình thức nhà ở cần phải thuộc một trong số những diện sau đây:

  • Đất thuộc khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
  • Đất có nguy cơ sạt lở, sụt lún, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, có nguy cơ đe dọa tính mạng người dân.

Phân loại tái định cư

Dựa vào hình thức tái định cư

Được chia làm 3 loại đó là:

  • Di dân vào vùng được đô thị hóa
  • Tái định cư tại chỗ khi áp dụng triển khai các dự án chỉnh trang khu tái định cư.
  • Chuyển dịch nội ngoại thành

Dựa trên nguyên vọng của người dân

  • Tái định cư tự phát: Là việc mua bán, xây dựng trái phép không theo đúng quy định.
  • Tái định cư tự giác: Là việc tái định cư để thể hiện các dự án, người dân tự giác chấp hành theo kế hoạch và phương thức tái định cư, ngay cả việc xây dựng lên chỗ ở mới các dự án phát triển nhà.
  • Cưỡng bức tái định cư.

Dựa vào tính chất

  • Tái định cư bắt buộc
  • Tái định cư tự nguyện

Một số câu hỏi khác về đất tái định cư

Diện tích đất tái định cư được quy định như thế nào?

Diện tích tái định cư được quy định như thế nào?

Diện tích tái định cư được quy định như thế nào?

Điều này được quy định theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP tại điều 27 nêu rõ: Nếu địa phương có quỹ đất hỗ trợ tái định cư thì khi thu hồi người dân sẽ được bồi thường bằng đất ở. Diện tích đất ở bồi thường không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp phép tách thửa tại địa phương.

Trong trường hợp địa phương không có quỹ đất thì người dân sẽ được bồi thường bằng tiền mặt theo giá đất của loại đất thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Nếu như khu đất mà người dân được bố trí tái định cư có giá trị lớn hơn so với phần đất ở trước khi bị thu hồi thì họ sẽ nộp khoản tiền chênh lệch về giá giữa 2 phần đất cũ và đất mới đang ở hiện tại.

Cá nhân, hộ gia đình được cấp đất tái định cư, sổ đỏ sẽ ghi tên ai?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 97 Luật đất đai 2013, sổ đỏ sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở với tài sản khác gắn liền với đất tái định cư thì sổ đỏ sẽ đứng tên người có quyền sử dụng đất dựa theo quyết định giao đất tái định cư của cơ quan có thẩm quyền.

Về mặt pháp lý, khi được cấp sổ đỏ người dân có đủ quyền sở hữu định đoạt đối với thửa đất tái định cư đó, bao gồm cả việc tách sổ đỏ nếu đảm bảo được các điều kiện, yêu cầu về việc tách thửa theo Luật Đất đai 2013, cụ thể:

  • Người lam đơn yêu cầu tách sổ đỏ phải là chủ sở hữu của khu đất tái định cư đó
  • Đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách ra theo quy định của địa phương nơi có đất.
  • Các điều kiện khác để đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương

Trường hợp đất tái định cư còn trong thời gian chờ cấp sổ đỏ thì sẽ được cấp các loại giấy tờ như biên bản họp xét tái định cư cho cá nhân, hộ gia đình có thu hồi đất, biên bản bốc thăm nền tái định cư,…biên bản bàn giao đất ngoài thực địa,…

Có được mua bán hay chuyển nhượng đất tái định cư không?

Với các phần đất tái định cư có sổ đỏ, chủ sở hữu có đủ thẩm quyền như đất ở thông thường, hoạt động mua bán sẽ được thực hiện bình thường. Với trường hợp khu đất đó chưa có sổ đỏ thì bạn không nên bởi sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Có được bán, chuyển nhượng, đất hay nhà ở tái định cư không?

Có được bán, chuyển nhượng, đất hay nhà ở tái định cư không?

Những rủi ro khi mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ

Khi mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ bạn sẽ đối diện với các rủi ro sau:

Hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu hóa

Vì hợp đồng ủy quyền được xác lập trên cơ sở nhằm che giấu các giao dịch chuyển nhượng tái định cư là đất ở. Nếu như bên chuyển nhượng cố tình đổi ý không muốn chuyển nhượng nữa do giá đất tăng cao hoặc nguyên nhân nào đó, họ có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu hóa hợp đồng ủy quyền.

Sau khi hợp đồng bị vô hiệu, hai bên sẽ phải trả về tình trạng ban đầu theo đúng quy định của Bộ Luật dân sự. Do đó, người chuyển nhượng chỉ nhận được số tiền đã đưa cho bên chuyển nhượng mà không nhận được lãi. Nếu bên chuyển nhượng đã sử dụng hết số tiền đó và không còn tài sản để thi hành án thì việc nhận lại số tiền đó cũng khó khăn.

Đơn vị chuyển nhượng đơn phương chấm dứt hợp đồng

Mặc dù hai bên đã ký và chứng thực hợp đồng nhưng trong trường hợp  các hợp đồng ủy quyền sẽ là hợp đồng không có thù lao thì bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng miễn là báo trước cho bên ủy quyền một thời hạn hợp lý.

Khi bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì các bên sẽ xảy ra tranh chấp và khởi kiện ra tòa án theo yêu cầu phân xử. Và người chịu thiệt không ai khác đó chính là bên nhận ủy quyền.

Khó chuyển nhượng cho người khác

Nếu như bạn lỡ nhận chuyển nhượng một suất tái định cư nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà muốn sang nhượng vì kẹt tiền hoặc không có nhu cầu sử dụng thì điều này vô cùng khó khăn. Các đối tác của bạn cũng e ngại những rủi ro gặp phải khi giao dịch.

Bên chuyển nhượng lừa đảo

Rủi ro lớn nhất khi mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ đó chính là gặp phải các chiêu trò lừa đảo của người chuyển nhượng khi người chuyển nhượng thực hiện giao dịch với nhiều người cùng một lúc.

Để hạn chế các rủi ro, mọi người không nên thực hiện mua bán đất tái định cư khi chưa có giấy xác nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ hay các loại giấy tờ pháp lý để thực hiện việc sang tên mảnh đất đó và tìm mua đất tái định cư ở các khu vực uy tín.

Với các nội dung thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm khu tái định cư, đất tái định cư là gì. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website sanbatdongsanvn.vn để tìm hiểu.