Bạn đang tính đầu tư vào đất Kẹt nhưng vẫn chưa có kiến thức về loại đất này nên khá hoang mang, bạn cần tìm kiếm các thông tin về đất Kẹt từ A – Z. Vậy đừng bỏ qua bài viết này bởi chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật những thông tin về đất kẹt như: đất kẹt là gì? đất kẹt có làm được sổ đỏ không?
Đất kẹt là đất gì?
Đất kẹt hay còn gọi là đất xen kẹt, là đất nông nghiệp nằm xen lẫn với đất ở trong khu dân cư hoặc đất còn dư sau quy hoạch. Đây là khái niệm được người dân tự đặt ra và sử dụng, qua thời gian dài nó trở thành tên gọi quen thuộc tại khu vực đô thị nhất là những thành phố lớn. Nên nó không được xuất hiện trong danh mục các loại đất của bản đồ địa chính cũng như Luật đất đai năm 2013.
Đất kẹt gồm có những loại nào?
Mặc dù không được xuất hiện trong Luật Đất đai 2013 nhưng khái niệm đất Kẹt chính thức xuất hiện trong Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của thành phố Hà Nội. Và được phân thành 3 loại đất sau:
- Đất vườn, ao liền kề với đất ở
- Đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư;
- Đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu dân cư.
Đặc điểm của đất kẹt
Vì là loại đất nằm xen giữa các khu nhà ở nên đất kẹt thường có diện tích khá nhỏ, chủ yếu là đất ao, vườn, đất trồng cây hoặc các loại đất hiện nay không còn được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Đất Kẹt thường không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
Đất kẹt có làm được sổ đỏ không?
Đất xen kẹt có thể được làm sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện được quy định tại khoản 2, Điều 101, Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Đất kẹt mà cá nhân/hộ gia đình sở hữu không vi phạm luật đất đai
- Hộ gia đình, cá nhân có đất được sử dụng từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004, mặc dù đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai.
- Đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị hoặc điểm dân cư nông thôn được chính quyền phê duyệt và được UBND từ cấp xã xác nhận là không có tranh chấp.
Thủ tục làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt
Để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất kẹt cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn xin được cấp sổ đỏ
- Bản sao các giấy tờ về về quyền sử dụng đất đai được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và điều 18 Nghị định 43/2014 (có mang theo bản chính để đối chiếu)
- Giấy tờ chứng minh tài sản gắn liền với đất
- Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có) hoặc chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…)
- Các giấy tờ cá nhân: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: văn phòng đăng ký đất đai xã/huyện/thị trấn/ thành phố hoặc có thể nộp tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
- Quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Nếu hồ sơ của bạn sai sót hoặc thiếu 1 giấy tờ nào đó thì các cán bộ tại văn phòng đất đai sẽ liên hệ để bạn bổ sung và chỉnh lý trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ của bạn đã hợp lệ, bạn sẽ nhận được một phiếu tiếp nhận và hồ sơ của bạn sẽ được nhập các thông tin vào sổ tiếp nhận
- Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho hộ gia đình, cá nhân: Sau khi được tiếp nhận hồ sơ, bạn sẽ được các cán bộ thông báo khoản phí sử dụng đất, bạn có nghĩa vụ đóng đầy đủ các khoản phí được yêu cầu như (phí cấp sổ đỏ, phí sử dụng đất). Khi nộp xong bạn cần giữ lại hóa đơn để xác nhận việc đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.
- Kết quả: Quy trình làm thủ tục và trả kết quả đã được quy định không quá 30 ngày đối với các cư dân ở vùng đồng bằng, không quá 40 ngày đối với những hộ dân sống ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Sau thời gian trên bạn sẽ được liên hệ đến Văn phòng đăng ký đất đai nhận sổ đỏ.
Có nên mua đất kẹt không?
Có nên mua đất Kẹt không? là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc gửi đến sanbatdongsanvn.vn. Hãy cùng xem xét những ưu và nhược điểm của đất kẹt bên dưới để có câu trả lời nhé!
- Ưu điểm: giá cả rẻ hơn rõ dệt so với đất thổ cư trên thị trường. Đặc biệt bạn còn có cơ hội hưởng những tiện ích sẵn có cũng như cơ sở hạ tầng nếu đất Kẹt bạn mua nằm trong khu vực dân cư. Hơn nữa bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất kẹt sang đất thổ cư để được cấp sổ đỏ
- Nhược điểm: Do nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên đất kẹt thường có diện tích khá nhỏ nhắn.
Các giao dịch mua bán loại đất này thường chỉ thông qua giấy tờ viết tay nên không có tính hợp lệ về mặt pháp lý, khả năng rủi ro cao. Hơn nữa các thủ tục để chuyển đổi mục đích sang đất ở khá phức tạp và tốn nhiều chi phí, hơn nữa không phải đất kẹt nào cũng đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về đất kẹt là gì? đất kẹt có thể làm sổ đỏ hay không? Cũng như các thủ tục pháp lý cần biết khi tiến hành làm hồ sơ cấp sổ đỏ nếu gia đình bạn đang sở hữu loại đất này, ngoài ra các thông tin xoay quay loại đất này cũng đã được giải thích cụ thể nhằm giúp bạn đọc có được kiến thức cũng như cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua hoặc đầu tư đất kẹt.